Những người không có tinh trùng làm sao để có con?
Chiều 21.1 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu, đối thoại tại Phiên Đối thoại chính sách đặc biệt "Bứt phá tới tương lai: Tầm nhìn của Việt Nam về đổi mới sáng tạo và vai trò toàn cầu".Phiên đối thoại được WEF truyền hình trực tiếp trên các nền tảng trực tuyến lớn của diễn đàn, và được sắp xếp làm điểm nhấn trong ngày làm việc chính thức đầu tiên của Hội nghị WEF 55.Đây cũng là một trong 5 phiên đối thoại chính sách với người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, những người được WEF đánh giá là có tầm nhìn, ảnh hưởng và khả năng truyền cảm hứng được tổ chức tại Hội nghị WEF Davos năm nay. Cuộc đối thoại giữa Thủ tướng và người dẫn chương trình nổi tiếng - Trưởng ban biên tập Tạp chí Financial Times Gillian Tett, đã truyền tải một thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn nhờ vào thành tựu phát triển kinh tế qua 40 năm đổi mới. Ý chí và quyết tâm cùng với các chính sách phát triển đột phá nhằm nắm bắt cơ hội trong kỷ nguyên thông minh để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trở thành nguồn lực để đưa kinh tế Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045. Theo Thủ tướng, kỷ nguyên thông minh là một kỷ nguyên mà chính trị ổn định, không có chiến tranh; kinh tế phát triển nhanh nhưng phải bền vững, môi trường phải được bảo đảm và không ai bị bỏ lại phía sau. Đặc biệt, kỷ nguyên thông minh phải đi đôi với phát triển trí tuệ thông minh, cơ sở dữ liệu. Để chuẩn bị cho kỷ nguyên thông minh, Thủ tướng cho biết, Việt Nam chủ trương thúc đẩy hoàn thiện thể chế, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể phát triển bình đẳng trong nền kinh tế nhiều thành phần, xác định phát triển trí tuệ nhân tạo Việt Nam phải dựa trên cơ sở dữ liệu của Việt Nam. Theo đó, Nghị quyết 57 mới ban hành về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho đầu tư vào nghiên cứu phát triển. Chính phủ Việt Nam cũng chú trọng đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ nhằm tạo khuôn khổ pháp lý bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ. Thủ tướng thông tin, Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực thúc đẩy đầu tư, huy động nguồn lực xã hội, doanh nghiệp cho phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng thông minh, dự kiến hoàn thành xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia trong tháng 6.2025.Mặc dù là đất nước chịu nhiều thiệt thòi, có xuất phát điểm thấp, có nền kinh tế đang chuyển đổi nhưng Thủ tướng cho biết, với những nỗ lực trên, Việt Nam đã trở thành đối tác quan trọng về hợp tác nghiên cứu và phát triển, là điểm đến đầu tư hấp dẫn của các tập đoàn công nghệ lớn toàn cầu như Samsung, NVIDIA… Kết luận phiên đối thoại, bà Gillian Tett chia sẻ ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài về Việt Nam là đất nước ấn tượng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế trong suốt 4 thập kỷ cải cách. Với mục tiêu tăng trưởng hai con số trong thời gian tới, Việt Nam sẽ trở thành hình mẫu của phát triển trên thế giới. Các thông điệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhận được sự đánh giá cao của các đại biểu tham dự. Sự thành công của phiên đối thoại chính sách năm thứ hai liên tiếp góp phần củng cố vai trò, vị thế quốc tế, lan tỏa những thành tựu to lớn của đất nước trong những năm qua, cũng như tầm nhìn và triển vọng phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Hệ thống kiến thức môn GDCD
Để trả lời những câu hỏi trên, phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Leana Wen, Đại học George Washington (Mỹ) cho biết, khi tiêu thụ cà phê ở mức độ vừa phải - cụ thể là từ 2 tới 4 tách mỗi ngày - sẽ mang lại nhiều tác động tích cực tới sức khỏe. Trong nghiên cứu năm 2024 tại Anh, nguy cơ mắc nhiều bệnh tim mạch chuyển hóa mới đã giảm hơn 48% ở những người uống 3 tách cà phê mỗi ngày, so với những người không uống hoặc uống ít hơn 1 tách mỗi ngày. Cũng theo một nghiên cứu lớn năm 2022, tỷ lệ tử vong sớm giảm mạnh nhất ở những người uống từ 2 đến 3 tách cà phê mỗi ngày. Điều thú vị là nghiên cứu này phát hiện ra rằng việc tiêu thụ cà phê xay làm giảm nguy cơ tử vong sớm nhiều nhất (27%). Cà phê hòa tan có tác động ít hơn (11%). Uống nhiều cà phê - thực chất là tiêu thụ quá nhiều caffeine - có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh, lo lắng, bồn chồn và khó ngủ. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, 400 miligam caffeine mỗi ngày là an toàn cho hầu hết người lớn. Đây là lượng caffeine xấp xỉ trong 4 cốc cà phê pha sẵn 8 ounce (khoảng 236 ml). Có nhiều người uống quá lượng này nhưng không gặp phải tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, những ai khó ngủ hoặc gặp các vấn đề sức khỏe khác có thể là do tiêu thụ quá nhiều caffeine.Lượng caffeine cũng khác nhau ở những thức uống thông dụng khác, mọi người cần biết để cân nhắc khi dùng. Một tách espresso 1 ounce (khoảng 30 ml) chứa khoảng 60-70 miligam caffeine. Một tách trà đen thường sẽ có 40-50 miligam caffeine. Trà xanh và trà trắng chứa ít caffeine hơn.“Một loại đồ uống mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là nước tăng lực. Nó có thể chứa một lượng lớn caffeine, 200 hoặc thậm chí 300 miligam trong một khẩu phần. Mọi người nên nắm rõ tổng lượng caffeine và các thành phần khác mà bản thân tiêu thụ trong ngày ở tất cả các loại đồ uống. Ví dụ, soda và nước tăng lực có thể chứa nhiều đường bổ sung, cùng với các hóa chất khác không tốt cho sức khỏe”, bà Leana lưu ý. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo trẻ em dưới 12 tuổi không nên tiêu thụ caffeine. Trẻ em từ 12 đến 18 tuổi không nên tiêu thụ quá 100 miligam caffeine mỗi ngày.Phụ nữ mang thai cũng nên thận trọng khi tiêu thụ caffeine. Theo Học viện Sản phụ khoa Mỹ, lượng caffeine dưới 200 miligam mỗi ngày không gây sảy thai hay sinh non; do đó nên hạn chế lượng caffeine tiêu thụ dưới mức này trong thời kỳ mang thai. Bên cạnh đó, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, lượng caffeine nhỏ có thể truyền từ mẹ sang con, nhưng lượng caffeine dưới 300 miligam mỗi ngày sẽ an toàn cho phụ nữ đang cho con bú.Ngoài ra, một số đối tượng khác cần thận trọng khi dùng cà phê, caffeine, gồm: Người có bệnh nền về tim, người sử dụng thuốc (một số loại thuốc tuyến giáp và thuốc chống trầm cảm), người khó ngủ. Những người đang gặp các vấn đề về sức khỏe nói chung cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Đối với những người không uống được cà phê mà thay bằng trà hoặc các thức uống có chứa caffeine khác, bà Leana cho rằng không có gì chắc chắn là điều đó sẽ mang lại lợi ích tương tự như khi dùng cà phê.Theo bà Leana, không phải tất cả mọi người đều cần uống cà phê. Ở người lớn, cà phê có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe nếu uống ở mức độ vừa phải. Mọi người cần phải nhận thức được tổng lượng caffeine mà họ hấp thụ và có những người - đặc biệt là trẻ nhỏ - thực sự không nên tiêu thụ caffeine.
Sao K-pop khó có cửa yêu
Hôm nay 6.3, Bộ KH-CN đã tổ chức lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ. Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Mạnh Hùng đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm các vị trí cấp trưởng và cấp phó tại các cơ quan, đơn vị thuộc bộ này. Cụ thể, cấp trưởng 25 đơn vị của Bộ KH-CN (sau thay đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy) gồm: Ông Lã Hoàng Trung, Vụ trưởng Vụ Bưu chính; bà Phạm Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Đánh giá và thẩm định công nghệ; ông Đàm Bạch Dương, Vụ trưởng Vụ Khoa học kỹ thuật và công nghệ; ông Trần Quốc Cường, Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên; ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế và Xã hội số; ông Nguyễn Nam Hải, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế; bà Lê Hương Giang, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; bà Hoàng Thị Phương Lựu, Chánh văn phòng Bộ; bà Nguyễn Như Quỳnh, Chánh thanh tra Bộ; ông Nguyễn Tuấn Khải, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; ông Trần Duy Ninh, Cục trưởng Cục Bưu điện T.Ư. Ông Nguyễn Khắc Lịch, Cục trưởng Cục Công nghiệp CNTT; ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia; ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Cục Đổi mới sáng tạo; ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Khởi nghiệp và doanh nghiệp công nghệ; ông Lưu Hoàng Long, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ; ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện; ông Trần Đắc Hiến, Cục trưởng Cục Thông tin - Thống kê; ông Nguyễn Thành Chung, Cục trưởng Cục Viễn thông; ông Hà Minh Hiệp, Chủ tịch Ủy ban tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc gia; ông Đỗ Công Anh, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin; ông Vũ Văn Tích, Giám đốc Học viện Chiến lược KH-CN; ông Phạm Văn Hiếu, Tổng biên tập Báo VnExpress. Bộ KH-CN cũng công bố các quyết định bổ nhiệm các cấp phó tại 25 đơn vị và lãnh đạo cấp trưởng, phó các đơn vị sự nghiệp công lập, 3 doanh nghiệp thuộc Bộ KH-CN. Như Báo Thanh Niên đã đưa tin, Chính phủ đã quyết định hợp nhất Bộ TT-TT và Bộ KH-CN, tên bộ mới là Bộ KH-CN. Lãnh đạo Bộ KH-CN sau sáp nhập gồm Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và 5 thứ trưởng: ông Phạm Đức Long, ông Bùi Thế Duy, ông Hoàng Minh, ông Lê Xuân Định, ông Bùi Hoàng Phương.Ngày 2.3, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH-CN, có hiệu lực từ 1.3. Theo đó, Bộ KH-CN có 25 đơn vị.
Anh Đỗ Thế Bình, với 20 năm kinh nghiệm trong nghề chế tác, tạo hình linh vật cho biết, anh và toàn xưởng đã thi công liên tục 45 ngày đêm, để có thể cơ bản hoàn thiện linh vật vừa có hồn, vừa uyển chuyển và duyên dáng. Về chất liệu, anh Bình cho hay, phần đầu của linh vật được cấu tạo bởi xốp, lưới nhuyễn, thép và vải mùng, còn phần thân của Nàng Tỵ được tạo hình từ gần 3.000 vảy bằng xốp phủ sơn, uốn thành hai vòng, trong đó vòng lớn nhất có đường kính gần 9m. Không những mang sự khác biệt với những linh vật của các năm trước đó, anh Bình chia sẻ, Nàng Tỵ năm nay có màu sắc hài hòa và kích thước khủng, hứa hẹn sẽ thu hút nhiều người đến chiêm ngưỡng.Ngoài việc hoàn thiện Nàng Tỵ cho đường hoa Nguyễn Huệ năm nay, xưởng của anh Bình còn chế tác thêm 50 linh vật rắn, không kể lớn nhỏ, với kích thước khoảng 2m-3m cho 5 tỉnh thành khác.
Mối nguy từ 'virus thây ma' trong băng vĩnh cửu
Theo hợp đồng được ký kết, hai bên cùng hợp tác đầu tư thực hiện các dự án xử lý nước thải sinh hoạt trong các khu đô thị, khu dân cư; xử lý nước thải khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất. Hai đơn vị này có thể thực hiện các dự án với quy mô có giá trị từ vài triệu USD đến vài chục triệu USD. Qua hợp đồng này, hai bên đặt kỳ vọng từ nay đến năm 2028 có thể triển khai các dự án với tổng vốn đầu tư từ 200 - 300 triệu USD.Khang Nam là tập đoàn đa ngành của Việt Nam, hoạt động trong một số lĩnh vực như bất động sản, xây dựng, môi trường… Trong khi đó, Tập đoàn Econet chuyên về kỹ thuật nước và môi trường. Thế mạnh của Econet là cung cấp thiết bị, thiết kế các giải pháp, kỹ thuật xử lý nước sạch, nước thải từ dân dụng đến công nghiệp. Thiết bị của Econet có thiết kế riêng, chất lượng tốt, nhờ đó có cạnh tranh cao.Econet có lịch sử thành lập và phát triển mạnh tại Phần Lan. Econet đã và đang thực hiện nhiều nhà máy xử lý nước thải khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.Trong kỷ nguyên mới, 2 tập đoàn hy vọng có thể cùng nhau phát triển xa hơn nữa. Ông Nguyễn Phi Long - Tổng giám đốc Khang Nam Group nhấn mạnh: "Sự ký kết này là một phần nỗ lực rất quan trọng của 2 tập đoàn, là bước ngoặt để Khang Nam khẳng định trên ngành môi trường. Econet có thế mạnh về giải pháp công nghệ và giải pháp tài chính, có thể thúc đẩy các dự án về môi trường phát triển".